Thị trường nhôm sắp ‘bùng nổ’

Thị trường nhôm sắp ‘bùng nổ’ do nhu cầu từ quốc gia châu Á này tăng vọt, là nhà sản xuất lớn thứ hai trên thế giới

Thị trường nhôm sắp 'bùng nổ' do nhu cầu từ quốc gia châu Á này tăng vọt, là nhà sản xuất lớn thứ hai trên thế giới

Đây là nước sản xuất nhôm lớn thứ hai và là nước tiêu thụ lớn thứ ba trên toàn cầu.

  • Những chính sách kinh tế, xã hội có hiệu lực từ tháng 3/2024

Trong một thị trường đi xuống đang có sự phục hồi chậm vào năm 2023, chỉ có Ấn Độ là đứng ngoài phần còn lại của thế giới về sản xuất và tiêu thụ nhôm. Sự thúc đẩy của chính phủ đối với cơ sở hạ tầng mới, đặc biệt là năng lượng xanh, tiếp tục thúc đẩy tiêu dùng trong nước và sự ổn định chung của giá nhôm.

Đất nước này hiện là nước sản xuất nhôm lớn thứ hai và cũng là nước tiêu thụ lớn thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích trong ngành dự đoán nhu cầu nhôm của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới. Điều này có thể tác động đến dự báo giá nhôm ngắn hạn và dài hạn.

Các chuyên gia vẫn khẳng định rằng tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại, bao gồm cả ở Trung Quốc, sẽ làm giảm nhu cầu và kéo giá nhôm đi xuống. Trên thực tế, nhiều người tin rằng giá nhôm giao ngay LME năm 2023 có thể giảm tới 13% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức khoảng 2.365 USD/tấn. Nhưng ở Ấn Độ, không có những lo ngại như vậy.

Giám đốc điều hành của Hindalco, Nilesh Kaul, cho biết sau Trung Quốc, giờ đến lượt Ấn Độ đang đẩy mạnh tiêu thụ kim loại. Hiện nay, mức tiêu thụ nhôm bình quân đầu người của Ấn Độ đang dao động quanh mức 3 kg.

Con số này vẫn còn thấp so với mức đáng kinh ngạc 31,7 kg của Trung Quốc và khoảng 12 kg thuộc phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, Kaul cho biết nhu cầu về kim loại “xanh” ở Ấn Độ có thể chạm mốc 9 triệu tấn vào năm 2033. Đây sẽ là mức tăng đáng kể so với mức 4,5 triệu tấn hiện nay. Trong khi đó, Ấn Độ đóng góp khoảng 5% vào tổng sản lượng nhôm toàn cầu.

Chính phủ Ấn Độ đã chú trọng đến cơ sở hạ tầng, chủ yếu thông qua các chương trình như “Sản xuất tại Ấn Độ”. Tất cả những điều này có khả năng làm tăng nhu cầu về nhôm từ các lĩnh vực như điện và xây dựng.

Sau xung đột Ukraine và đại dịch COVID-19, thị trường nhôm toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc và châu Âu, bắt đầu lao dốc. Mặt khác, Ấn Độ đã bắt đầu chứng kiến sự chuyển biến của ngành nhôm với các dự án lớn trong nước như tàu “Vande Bharat”, phát triển đường sắt đô thị, thúc đẩy điện khí hóa 100% và tăng công suất phát điện xanh.

Trên thực tế, nhiều chuyên gia ở Ấn Độ tin rằng nhu cầu nhôm tăng cao này sẽ nhận được động lực từ ngành vận tải do sự chuyển đổi sang “năng lượng xanh” trong giao thông công cộng và tư nhân. Bởi xe điện sẽ dần thay thế các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên khắp tiểu lục địa.

Điều này sẽ làm tăng đáng kể lượng nhôm tiêu thụ để chế tạo những chiếc xe nhẹ hơn. Trong khi đó, hầu hết mọi thứ khác liên quan đến sự tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ, chẳng hạn như đô thị hóa, nhà ở, cơ sở hạ tầng công cộng, v.v., sẽ làm tăng tiêu thụ nhôm khi Ấn Độ chuyển đổi từ một nền kinh tế đang phát triển sang một nền kinh tế lớn trên thế giới.

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng có trữ lượng bô xít khổng lồ ở bờ biển phía đông và cho đến nay vẫn chưa được khai thác hết.

Tóm lại, bất chấp những lo ngại toàn cầu về khả năng giá nhôm giảm, nhu cầu tăng, trữ lượng bô xít và sự tập trung vào xe điện của Ấn Độ báo hiệu triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của kim loại này.

G

0979936140