Nhôm đùn là gì?
Các sản phẩm nhôm đùn ép được tạo ra bằng cách ép phôi nhôm đã được nung nóng qua khuôn để tạo ra mặt cắt mong muốn, sau đó cắt theo chiều dài thích hợp và qua một số bước xử lý thêm như gia công lỗ bu lông hoặc lắp ghép các bộ phận lại với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Phương pháp đùn ép nhôm rất phù hợp với quy mô sản xuất lớn do có thể nhanh chóng tạo ra các sản phẩm nhôm chắc chắn, có độ bền cao nhờ biện pháp làm cứng trong quá trình tạo hình.
Nhôm đúc là gì?
(Ảnh sưu tầm)
Các sản phẩm nhôm đúc được tạo ra bằng cách nấu chảy các thanh nhôm, dùng xi lanh hoặc piston trợ lực bơm kim loại nóng chảy vào khuôn đúc, sau đó để nhôm đông đặc lại sẽ có hình dạng của khuôn khi nguội đi. Trong thực tế, quy trình này sẽ có một số bước phức tạp hơn như thêm các nguyên tố hợp kim hay khử cặn, tuy nhiên nguyên tắc chung vẫn là tương đối đơn giản.
Phương pháp đúc nhôm có thể được thực hiện với đa dạng các kích cỡ khuôn và có thể đáp ứng các hình dạng phức tạp, chẳng hạn như khối động cơ ô tô.
(Ảnh sưu tầm)
Khuôn đúc có thể được tái sử dụng nhiều lần. Số lần có thể tái sử dụng khuôn phụ thuộc vào hình dạng của bộ phận, dung sai cho phép đối với sản phẩm cuối cùng và các điều kiện trong quá trình xử lý.
Phương pháp nào phù hợp cho sản phẩm của bạn?
Cả đúc nhôm và đùn nhôm đều có những ưu – nhược điểm riêng, tùy từng ứng dụng sản phẩm nhất định. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn chọn ra quy trình nào phù hợp nhất với sản phẩm của mình:
Đúc | Đùn ép |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kết luận
Cả đúc và đùn ép đều có thể là phương pháp tuyệt vời để tạo ra các sản phẩm nhôm của bạn. Sự lựa chọn cuối cùng phụ thuộc vào các chi tiết, yêu cầu cụ thể trong dự án/sản phẩm của bạn bởi các đặc tính cơ học và chi phí sản xuất là khác nhau đối với mỗi phương pháp.
(Nguồn bài viết: gabrian.com)
– Hợp kim nhôm sử dụng: 6005, 6063, 6061;
– Xử lý nhiệt: T5, T6;
– Kích thước đường kính đường tròn ngoại tiếp của sản phẩm tối đa: 200mm
– Chiều dài tối đa: 7,6m.